SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP & PHÁP LUẬT
Khẩu hiệu trên đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội với mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " XÂY DỰNG MỘT NƯỚC VIỆT NAM HÒA BÌNH, THỐNG NHẤT, ĐỘC LẬP, DÂN CHỦ VÀ GIÀU MẠNH, VÀ GÓP PHẦN XỨNG ĐÁNG VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG THẾ GIỚI "
Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.
Việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan, không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có Ý THỨC ĐẠO ĐỨC nhất là đối với Thanh niên trẻ Điếc Câm. Phải làm theo đúng quy luật “ TÔN TRỌNG, LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI GIÀ CAO TUỔI; QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GIÀ YẾU KÉM, PHỤ NỮ MANG THAI, TRẺ NHỎ MỒ CÔI, NGƯỜI GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG, SỨC KHỎE, ĐỘ TUỔI CỦA MÌNH; BIẾT THƯƠNG YÊU VÀ ĐOÀN KẾT NHAU "
Giữa pháp luật và đạo đức luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật chặt chẽ, đầy đủ sẽ giáo dục, phát triển ý thức, đạo đức con người phát triển; ngược lại khi đạo đức được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, thúc đẩy pháp luật phát triển.
Do đó, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng.
Bởi lẽ, " Pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội "
...................
Trước hết, tăng cường việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng; mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “ HIỆU LỰC CỦA PHÁP LUẬT CHỈ CÓ ĐƯỢC KHI MỌI NGƯỜI NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH ".